Breaking News
recent

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não

Chăm sóc bệnh nhân Nhồi máu não

Nhận định tình hình
Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường là một bệnh cấp tính, diễn biến kéo dài, có thể ngày càng nặng dần tuỳ theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.
Đánh giá bằng cách hỏi bệnh:
Trạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi...
Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp?
Có đi lại được không?
Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?
Các bệnh tim mạch đã mắc?
Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không?
Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
Khả năng nói của bệnh nhân?
Có bị bệnh thận trước đây không?
Có hay bị sang chấn gì không?
Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
Đánh giá bằng quan sát:
Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê.
Quan sát vận động tay chân của bệnh nhân.
Quan sát các tổn thương trên da.
Tình trạng miệng và mặt có bị méo không?
Tuổi trẻ hay lớn tuổi?
Tự đi lại được hay phải giúp đỡ?
Bệnh nhân mập hay gầy?
Có bị phù không?
Tình trạng đại và tiểu tiện của bệnh nhân.
Các dấu hiệu khác.
Thăm khám bệnh nhân:
Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
Khám các dấu thần kinh khu trú.
Khám dấu cơ lực và trương lực của bệnh nhân. Khám mắt và các thương tổn khác.
Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng tim mạch, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù.
Thu nhận thông tin:
Kiểm tra các xét nghiệm, các thuốc và cách sử dụng các thuốc nếu có.
Thu thập thông tin qua gia đình, hồ sơ bệnh án.
Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não:
Nhức đầu do tăng huyết áp.
  • Dặn bệnh nhân khi thay đổi tư thế phải nhẹ nhàng, từ từ không để bị ngã
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi yên tỉnh, thoáng mát tránh tiếng ồn
  • Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân
  • Xoa bóp nhẹ nhàng ở trán, thái dương
  • Thực hiện y lệnh thuốc Hạ áp, giảm đau
  • An ủi, động viên và giải thích cho bệnh nhân bớt lo lắng và được thoải mái
  • Khuyên bệnh nhân ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh hoa quả
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp cho bệnh nhân
Mất khả năng vận động do liệt.
  • Thường xuyên xoay trở bệnh nhân 2 giờ lần,tập vật lý trị liệu, nếu bệnh nhân tỉnh tập vận động chủ động
  • Thực hiện một số kỹ thuật đơn giản như xoa bóp vùng tì đè, co dũi chi
  • Thay quần áo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau rửa giữ khô ráo sao mỗi lần đi vệ sinh
  • Tập vận động tại giường
  • Xoa bóp giúp kích thích lưu thông máu
  • Xoay trở người bệnh 2 giờ / lần
  • Đưa bệnh nhân đi tập vật lý trị liệu
  • Cho bệnh nhân ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng, đủ đạm: thịt, cá, trứng, sữa
  • Duy trì việc luyện tập hằng ngày khi các di chứng đã phục hồi

Khả năng giao tiếp bằng lời giảm do tai biến mạch máu não.
  • Thường xuyên bên cạnh giao tiếp với bệnh nhân tránh giờ nghĩ ngơi
  • Có thể kêu tên bệnh nhân, tên dễ nhớ hoặc một cái tên đẹp
  • Tranh ảnh, phát âm huấn luyện bệnh nhân nói theo
  • Hoạt động phục hồi giao tiêp phải từ đơn giản đến phức tạp
Nguy cơ loét ép do chăm sóc không tốt.
Phòng loét
  • Cho bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi, phòng  thoáng mát
  • Cho bệnh nhân nằm nệm chống loét ( nệm nước, nệm hơi, vòng gòn)
  • Xoay trở bệnh nhân 2 giờ/ lần, lau mình bệnh nhân bằng nước ấm
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập thụ động tại giường như gập duỗi, xoa bóp các cho để tăng tuần hoàn
  • Xoa bóp vùng bị tì đè:  Khuỷu tay, xương cùng cụt, xương bả vai…

Khi loét
  • Thay băng đúng qui trình kỹ thuật, cắt lọc các mô hoại tử
  • Theo dõi lượng dịch thấm băng
  • Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân
  • Luôn luôn giữ cho bệnh nhân khô ráo sạch sẽ
  • Phơi nắng hoặc chiếu đèn hồng ngoại cho vết loét mau lành
Nguy cơ nhiễm trùng hô hấp do nằm lâu.
  • Uống nước ấm làm loãng đàm
  • Làm ẩm và ấm không khí hít vào
  • Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả
  • Vỗ rung lồng ngực
  • Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân hôn mê hoặc không hút đàm nhớt ra được
  • Thực hiện thuốc Long đàm: acetyl cystein, ambroxol, bromhexin...
  • Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng đàm, xét nghiệm đàm tìm vi trùng
  • Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân
  • Súc miệng bằng nước ấm sau khi khạc đàm
Lập kế hoạch chăm sóc
Qua khai thác các dấu chứng trên giúp cho người điều dưỡng có được các chẩn đoán điều dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Chăm sóc cơ bản:
Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng về một bên.
Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Hướng dẫn gia đình tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, biểu hiện bất thường.
Thực hiện các y lệnh:
Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Theo dõi:
Tình trạng tai biến mạch máu não: tinh thần, vận động...
Theo dõi các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
Theo dõi một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, điện tim, siêu âm, soi đáy mắt.
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Theo dõi các biến chứng.
Giáo dục sức khoẻ:
Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não cũng như cách phát hiện các hiệu dấu tai biến mạch máu não, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề nếu không được điều trị và chăm sóc một cách đúng đắn. Bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng của bệnh, hoặc do tai biến điều trị.
Thực hiện chăm sóc cơ bản:
Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi đầu cao và nghiêng về một bên.
Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
Vận động và xoa bóp tay chân.
Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ /lần.
Động viên, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân an tâm điều trị.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để theo dõi có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần.
Hút đờm dãi khi có ứ đọng đờm dãi.
Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Đặt sonde dạ dày nuôi dưỡng nếu bệnh nhân không có khả năng nuốt.
Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.
Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
Chăm sóc chống loét bằng đệm hơi hoặc đệm nước, xoay trở người mỗi 2 giờ kèm xoa bóp, tránh viêm phổi (ứ đọng đờm dễ gây viêm phổi) bằng vỗ rung ngực. Chống nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiểu do xông tiểu.
Thực hiện các y lệnh:
Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo bác sĩ biết.
Thực hiện các xét nghiệm: công thức máu, đường máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein niệu, soi đáy mắt và chụp X quang tim phổi.
Theo dõi:
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.
Theo dõi tình trạng liệt.
Theo dõi tình trạng thông khí.
Theo dõi tình trạng loét ép do nằm lâu.
Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.
Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp mạnh.
Các di chứng của tai biến mạch máu não.
Giáo dục sức khoẻ:
Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não cũng như cách phát hiện các dấu chứng khi bị tai biến mạch máu não, cách phòng, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Phòng bệnh cấp 0:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ, song đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên, nên có thông tin rộng rãi để các đối tượng trên theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết áp như tránh ăn mặn, hạn chế những căng thẳng về mặt tinh thần, tránh ăn nhiều gây mập phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, tránh gió lùa, mặc ấm khi thay đổi thời tiết, nhất là từ nóng chuyển sang lạnh, đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột.
Ngoài ra cần phòng thấp tim một cách hiệu quả như tránh ở nơi ẩm thấp, giữ ấm khi trời lạnh để tránh viêm họng, khi bị thấp tim phải được theo dõi và điều trị đúng để tránh tổn thương van tim.
Phòng bệnh cấp 1:
Khi có yếu tố nguy cơ (bệnh nguyên) phải điều trị để tránh xảy ra tai biến
như theo dõi và điều trị tăng huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu bằng aspirin
150-300 mg/ngày hay disgren 300 mg /ngày khi có xơ vữa động mạch, điều trị
hẹp hai lá bằng chống đông khi có rung nhĩ hay nong van hoặc thay van.
Phòng bệnh cấp 2:
Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thoáng qua phải tìm các yếu tố nguy cơ trên để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành thì tránh tái phát bằng cách điều trị các bệnh nguyên cụ thể cho từng cá thể.
Phòng bệnh cấp 3:
Thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1 - 2 giờ hay nằm đệm nước để tránh loét. Vận động tay chân để tránh cứng khớp. Kết hợp với khoa phục hồi chức năng hay khoa y học dân tộc để luyện tập, châm cứu cho bệnh nhân đồng thời hướng dẫn cho thân nhân tập luyện tại nhà.
Đánh giá quá trình chăm sóc
Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu của người bệnh để đánh giá tình hình bệnh tật:
Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với bệnh nhân.
Đánh giá tình trạng liệt có cải thiện không.
Đánh giá tình trạng ý thức.
Đánh giá tình trạng huyết áp.
Đánh giá các di chứng của tai biến mạch máu não.
Đánh giá về tinh thần, vận động.
Đánh giá tình trạng thông khí.
Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân.
Đánh giá các biến chứng.
Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không, nhất là vận động.
Những vấn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên bệnh nhân.

Unknown

Unknown

3 comments:

Unknown said...

Thanks bài viết của admin
……………………........
Nguồn: www.vienbonao.com
Chia sẻ thêm: "Thuốc bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất" từ Mỹ. Cho bạn khỏe mạnh mỗi ngày!

Unknown said...

Bệnh huyết áp cao đến nay không những là nỗi lo của người cao tuổi mà còn là ám ảnh của cả giới trẻ. Với những biểu hiện của bệnh, nó không những khiến bản thân mệt mỏi, sợ hãi mà còn diễn đến nhiều tai biến nếu như không điều trị sớm. Thêm nữa, cao áp huyết còn liên quan đến quá nhiều các bệnh về tim mạch. Chính bởi thế, hãy tìm ra và chữa bệnh áp huyết cao càng sớm thì càng có khả năng chữa khỏi bệnh nhanh chóng. https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html

Unknown said...

bên mình cung cấp dịch vụ cho thuê giường bệnh y tế dành cho bệnh nhân bị liệt do tai biến cần hồi phục chức năng và sức khỏe

https://giuongbenhnhapkhau.com/thue-giuong-benh

Cơ quan chủ quản Vn-report. Powered by Blogger.