CHĂM SÓC TRẺ
XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO
Mục tiêu
1. Nêu được nguyên nhân gây xuất huyết não - màng
não ở trẻ em.
2. Kể được các triệu chứng lâm sàng bệnh xuất huyết
não - màng não.
3. Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị xuất huyết não -
màng não.
|
Nội dung
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây xuất huyết não - màng não ở trẻ em rất
đa dạng, nhiều khi rất khó xác định và có mối liên quan nhiều đến thời điểm
xuất hiện bệnh.
1.1. Thể xuất hiện sớm
1.1.1. Trong tuần đầu sau đẻ
- Ngạt sau đẻ: Thiếu oxy não làm giảm sức bền thành mạch
dẫn đến xuất huyết não.
- Sang chấn sau đẻ: Đẻ khó, đẻ phải can thiệp, đẻ quá
nhanh.
- Giảm Prothrombin sinh lý: Trẻ mới sinh chưa có vi
khuẩn trong ruột nên không tổng hợp được vitamin K. Do đó đã ảnh hưởng đến quá
tình tổng hợp Prothrombin ở gan gây rối loạn quá trình đông máu.
1.1.2. Từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 60 sau đẻ
Giảm Prothrombin do:
- Dự trữ vitamin K ở trẻ ít.
- Sữa mẹ có ít vitamin K, nhất là khi các bà mẹ ăn
kiêng mỡ.
- Không tiêm phòng vitamin K cho trẻ sau đẻ.
1.2. Thể xuất hiện muộn
- Phồng, dị dạng động mạch, tĩnh mạch não.
- Bệnh giảm tiểu cầu như bệnh sinh chảy máu
(Hemogenie), Leucose cấp.
- Chấn thương như ngã...
- Các bệnh rối loạn quá trình đông máu như bệnh về
gan, bệnh ưa chảy máu (Hemophilie A, B, C).
- Nhiễm trùng nhiễm độc.
- Các bệnh lý gây cao huyết áp như viêm cầu thận cấp,
hẹp động mạch thận...
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Thể sớm
2.1.2. Xuất huyết não - màng não ở trẻ dưới 2 tuần
tuổi
Thường xuất hiện ngay sau đẻ:
- Trẻ ở trong
tình trạng ngạt trắng hay ngạt tím, không cử động, không thở, tim thoi
thóp, mặt tím hay trắng bệch, toàn thân nhũn, nhiệt độ hạ.
- Trẻ ngơ ngác, khóc yếu, không cử động, tim vẫn đập,
sau đó khóc to thở đều.
2.1.2. Xuất huyết não - màng não ở trẻ 30 - 60 ngày
tuổi
- Hay gặp nhất ở trẻ 45 ngày tuổi.
- Tự nhiên trẻ khóc thét từng cơn, sau đó li bì, hôn mê,
rên è è.
- Da xanh, niêm mạc nhợt xuất hiện đột ngột.
- Bỏ bú.
- Co giật toàn thân hoặc nửa người.
- Thần kinh: Trẻ liệt, cổ mềm.
- Thóp căng phồng.
- Trẻ sốt hoặc
hạ thân nhiệt
2.2. Thể muộn
Thường gặp ở trẻ trên 2 tháng tuổi. Biểu hiện điển
hình hơn:
- Rối loạn tri giác: Khóc thét đột ngột, rên è è, bỏ
bú, li bì, hôn mê.
- Rối loạn vận động: Co giật, trương lực cơ tăng sau
đó thường giảm.
- Rối loạn hô hấp: Thở nông, không đều, có cơn ngừng
thở, suy hô hấp.
- Hội chứng não - màng não: Nôn, thóp phồng căng, khớp
sọ có thể giãn .
- Hội chứng thiếu máu cấp: Da xanh, niêm mạc nhợt xuất
hiện chậm hơn.
- Có thể có xuất huyết dưới da.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Trẻ táo bón hoặc ỉa lỏng.
- Rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ thường giảm.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
3.1. Nhận định
Phải thăm khám toàn diện, cẩn thận, tỉ mỉ để xác định
các dấu hiệu sau:
- Toàn trạng: Trẻ li bì hay hôn mê? Có rối loạn nhịp
thở, kiểu thở không? Có biểu hiện suy hô hấp không? Mạch nhanh hay chậm, thân
nhiệt giảm hay tăng?
- Tăng áp lực sọ não: Co giật, liệt khu trú, nôn, táo
bón hoặc ỉa chảy, thở không đều, ngừng
thở, rối loạn các phản xạ bẩm sinh như phả xạ bú.
- Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt.
- Dấu hiệu xuất huyết kèm theo: Xuất huyết dưới da,
chảy máu mũi, ỉa phân đen...
3.3. Chẩn đoán điều dưỡng
3.3.1.
Trẻ bỏ bú do tăng áp lực sọ não
- Chuẩn bị dụng
cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
- Có thể dùng
lợi tiểu (ít hiệu quả)
- Cho trẻ ăn
bằng thìa hoặc ăn qua sonde.
3.3.2.
Trẻ co giật do tăng áp lực sọ não
- Chuẩn bị dụng
cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ địn h của thầy thuốc.
- Thực hiện y
lệnh dùng thuốc cắt cơn co giật.
- Bảo đảm thông
thoáng đường thở.
- Theo dõi các
dấu hiệu sinh tồn.
- Đề phòng các
tai biến có thể xảy ra.
3.3.3. Trẻ li bì do chảy máu não
- Đặt trẻ nằm đầu thấp.
- Thở oxy qua sonde.
- Cầm máu: Truyền máu tươi, tiêm Vitamin K.
- Bảo đảm thông thoáng
đường thở.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
3.3.4. Da xanh nhợt do chảy máu não liên quan đến
thiếu vitamin K
- Đặt trẻ nằm đầu thấp.
- Thở oxy qua sonde.
- Thực hiện truyền máu theo y lệnh.
- Thực hiện y lệnh tiêm vitamin K.
3.3.5. Trẻ khóc thét từng cơn do tăng áp lực sọ não
- Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định
của thầy thuốc.
- Thực hiện y
lệnh dùng thuốc an thần.
3.4.
Dinh dưỡng và vệ sinh
- Trong thời
gian điều trị, vấn đề dinh dưỡng phải đảm bảo tốt: Trẻ bỏ bú, không nuốt được
phải cho ăn qua sonde bằng thức ăn dễ tiêu nhất theo lứa tuổi, đầy đủ về số
lượng và chất lượng.
- Vệ sinh thường xuyễn để tránh bội nhiễm: Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng
miệng...
No comments:
Post a Comment