Vậy loại tên lửa này có gì đặc biệt?
Đây là dòng tên lửa siêu âm phóng thẳng đứng sử dụng đầu dò hồng ngoại được thiết kế để cung cấp khả năng phòng thủ cho hạm tàu trước sự đe dọa của mọi phương tiện tiến công như máy bay cánh cố định, trực thăng và/hoặc tên lửa các loại.
Mục tiêu được đài radar cảnh giới nhìn vòng 3D tìm kiếm, phát hiện, xác định và cung cấp tham số tọa độ để đầu dò hồng ngoại bám, khóa và dẫn tên lửa bay với tốc độ tối đa Mach 2 tới đích chỉ trong chưa tới 18 giây, khiến đối phương không kịp phản ứng.
Nhờ kích thước gọn nên nó có thể trang bị cho các tàu có lượng giãn nước nhỏ. Với tầm bắn nghiêng đạt 12 - 15 km, trần bay 8 km, Umkhonto-IR Block 2 cung cấp khả năng phòng thủ tên lửa tương đối mạnh và hiệu quả cho tàu được trang bị.
Denel đã chào bán thành công dòng tên lửa này cho lớp tàu tên lửa Hamina và tàu quét mìn Hameenmaa của Hải quân Phần Lan. Bên cạnh đó, các khinh hạm lớp Valour của Hải quân Nam Phi cũng sử dụng Umkhonto.
Mặc dù rất hiện đại và được giới chức cấp cao của Nam Phi ủng hộ nhiệt tình, những tưởng Umkhonto sẽ có triển vọng thắng thầu. Nhưng cuối cùng kết quả đầy bất ngờ, Denel đã thất bại trong gói thầu chào bán Umkhont-IR Block 2 cho Việt Nam.
Các nguồn tin gần đây cho thấy, SIGMA 9814 của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống phòng không phóng thẳng đứng VL MICA-M tiên tiến nhất của Pháp. Trước đó, Denel cũng đã thất bại khi chào bán tên lửa Umkhonto cho các tàu SIGMA của Indonesia.
So với Umkhont-IR Block 2, VL MICA-M trội hơn hẳn ở tầm bắn, tốc độ, khả năng chịu quá tải cũng như phương thức "bắn và quên" tiên tiến. Chưa kể, nếu dùng tên lửa của Denel sẽ mất rất nhiều thời gian để tích hợp với hệ thống chỉ huy/điều khiển trên SIGMA.
Trong khi đó, VL MICA-M là hệ thống vũ khí đồng bộ trong thiết kế của SIGMA, nó ưu việt đến mức Việt Nam hầu như không có lý do gì để thay thế bằng loại tên lửa khác vốn chưa mấy tên tuổi trên thị trường vũ khí thế giới, dù được quảng cáo rất rầm rộ.
Tuy nhiên, chưa hẳn Denel đã hết cơ hội, bởi sau nhiều thất bại liên tiếp, họ đã nỗ lực nghiên cứu để cho ra đời những phiên bản tiên tiến hơn, tầm bắn xa và xác suất trúng đích lớn hơn.
Liệu các phiên bản tên lửa phòng không trên hạm Umkhonto thế hệ tiếp theo có phù hợp với những tàu phòng không chuyên nhiệm của Hải quân Việt Nam trong tương lai, điều này sẽ được phân tích sâu hơn trong một dịp khác.
No comments:
Post a Comment